Nguồn gốc ra đời của chiếc nhẫn cưới
Không ai biết chính xác chiếc nhẫn cưới đã được ra đời như thế nào. Tuy nhiên, người ta tin rằng người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo nên tín vật tình yêu này. Họ đã lấy vòng tròn để làm biểu tượng của tình yêu đôi lứa.Hình 1 Người Ai Cập đã sáng tạo nên những chiếc nhẫn cưới đầu tiên
Mãi tới tận thế kỷ 20, mới chỉ có nữ giới là người đeo nhẫn. Cho đến khi chiến tranh thế giới nổ ra, những người đàn ông phải chia tay vợ để ra chiến trường. Họ bắt đầu trao nhau những chiếc nhẫn để thể hiện tình cảm và nỗi nhớ nhung của riêng mình. Đây là hành động đầy lãng mạn và ý nghĩa. Từ đó, cho đến nay nhẫn cưới trở thành vật đính yếu không thể thiếu trong ngày cưới của các cặp đôi.
Xu hướng thiết kế nhẫn cưới 2020
Thời gian trôi qua, từ những chiếc nhẫn cưới cổ xưa làm từ xương và ngà voi. Nhẫn ngày nay được làm từ nhiều chất liệu đa dạng. Phổ biến nhất là vàng và bạch kim. Các loại nhẫn đắt tiền còn được gắn thêm cả đá quý và kim cương.Hình 2 Những chiếc nhẫn cưới ngày nay làm từ nhiều chất liệu khác nhau
Quá trình chế tác và gia công nhẫn cưới cũng đạt tới trình độ cao. Các mẫu nhẫn ngày càng tinh xảo và nghệ thuật hơn. Mùa cưới 2020 năm nay, xu hướng nhẫn cưới hướng đến sự đơn giản hiện đại. Những chi tiết trang trí được tiết chế lại, không quá cầu kỳ. Điểm nhấn của thiết kế thường đặt ở viên đá quý lớn nằm ở chính giữa.
Có nên đeo nhẫn cưới vào cổ?
Đeo nhẫn cưới ở cổ chứa đựng nhiều ý nghĩa
Thông thường, nhẫn cưới sẽ được đeo ở ngón áp út bàn tay trái của cặp uyên ương. Người ta tin rằng, tại vị trí ngón tay này có chứa đường tĩnh mạch dẫn thẳng tới trái tim. Vì vậy, khi đeo nhẫn ở ngón áp út sẽ gắn kết linh hồn và tình yêu của đôi nam nữ. Song thực tế, vẫn có một số người lại thích đeo nhẫn cưới ở cổ. Hình 3 Có nên đeo nhẫn cưới ở cổ
Xoay quanh câu chuyện có nên đeo nhẫn cưới vào cổ hay không chứa nhiều ý nghĩa thú vị. Có thể giữa hai người yêu nhau và kết hôn nhưng vẫn chưa được sự tác thành của hai bên gia đình. Khi đó, đôi uyên ương sẽ đeo nhẫn ở cổ thay vì đeo ở tay cho tới khi được sự chấp thuận và chúc phúc. Việc đeo nhẫn cưới ở cổ cũng có nghĩa là mối quan hệ của họ vẫn chưa chính thức được công nhận. Hoặc họ vẫn còn cần phải cân nhắc về việc kết hôn giữa hai người.
Cũng có người đeo nhẫn ở cổ để bày tỏ nỗi niềm thương nhớ với mối tình đã cũ. Họ trân trọng tình cảm và kỷ niệm đã từng có với người từng gắn bó, khi mối quan hệ vợ chồng đã không còn như trước.
Đeo nhẫn cưới ở cổ nên hay không nên?
Thực tế, việc có nên đeo nhẫn cưới vào cổ hay không là tùy theo ý muốn của bạn. Mỗi người khi lựa chọn thực hiện hành động này đều có những suy nghĩ và mục đích khác nhau. Điều này không có gì là sai trái cả.Hình 4 Nhẫn cưới khi đeo ở cổ sẽ mang một ý nghĩa riêng
Mỗi chúng ta đều là những cá thể tự do. Vì vậy, bạn có thể làm những việc mà bản thân bạn cảm thấy thoải mái nhất. Đeo nhẫn ở cổ có ý nghĩa như thế nào phụ thuộc vào chính suy nghĩ của bạn.
Qua những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã có thêm nhiều thông tin thú vị xoay quanh nhẫn cưới. Cùng với đó, bạn sẽ biết được mình có nên đeo nhẫn cưới vào cổ hay không. Chúc bạn và “người ấy” luôn hạnh phúc và có những giây phút ngọt ngào bên cạnh nhau nhé.
Bạn hãy xem thêm:
- Giá kim cương tự nhiên
- Bộ sưu tập nhẫn cưới kim cương đẹp nhất năm
0 comments:
Đăng nhận xét