Nghi thức lễ ăn hỏi ở miền Bắc và miền Nam
Lễ ăn hỏi là bước đệm quan trọng trước khi cử hành hôn lễ. Nó giống như một thông báo chính thức với họ hàng hai bên về cuộc hôn nhân mới của đôi nam nữ. Hai người sẽ đính ước với nhau trước sự chứng kiến của những người thân trong gia đình. Nhà trai và nhà gái gặp gỡ trao tiền dẫn cưới và lễ vật.Hình 1 Lễ ăn hỏi thường diễn ra trước đám cưới một thời gian
Những lễ vật cần truyền thống cần chuẩn bị gồm: mâm trầu cau, rượu, bánh mứt, xôi,... Bánh phu thê, bánh cốm, mứt sen,… thường xuất hiện trong lễ ăn hỏi. Các gia đình ở miền Bắc thường yêu cầu sính lễ theo đựng trong số tráp lẻ 5, 7 hoặc 9. Trong khi đó trong Nam lại yêu cầu số lễ vật số chẵn 6, 8 hoặc 10.
Tại đây những đám hỏi thường diễn ra trong không khí thân mật. Lễ ăn hỏi giống buổi gặp mặt vui giữa hai nhà. Tuy nhiên, đám hỏi ở miền Bắc lại có nhiều lễ nghi và trang trọng hơn. Trong đám hỏi, gia đình hai bên thường mời những người lớn tuổi hoặc có vai vế trong họ tới tham dự.
Đám hỏi có cần trao nhẫn không?
Buổi lễ ăn hỏi sẽ gồm nhiều phần khác nhau. Đầu tiên là đón khách. Dẫn đầu đoàn nhà trai là người chủ hôn theo sau là phụ rể bưng khay trầu vào nhà gái làm lễ ăn hỏi. Khi được nhà gái đồng ý mời vào nhà, nhà trai sẽ đem những mâm quả đã chuẩn bị và đặt trước bàn thờ gia tiên. Sau đó, hai bên gia đình sẽ trò chuyện thăm hỏi lẫn nhau. Hình 2 Đám hỏi có trao nhẫn không
Sau khi đại diện họ nhà trai phát biểu và trao sính lễ cho đàng gái, chú rể sẽ dẫn cô dâu đi chào hỏi hai bên gia đình. Tiếp theo cả hai sẽ thắp hương bàn thờ ông bà gia tiên. Sau đó sẽ chuyển sang nghi thức trao lễ vật. Câu hỏi đặt ra bây giờ là lễ hỏi có trao nhẫn không? Đáp án là có. Cô dâu và chú rể sẽ lần lượt trao nhẫn cho nhau. Mẹ của chàng trai cũng tới và trao của hồi môn cho nàng dâu mới. Thông thường các món trang sức hồi môn sẽ gồm kiềng, lắc tay và khuyên tai.
Hình 3 Trong đám hỏi, cô dâu và chú rể sẽ trao nhẫn cho nhau
Một số vùng miền, nhà trai cũng trao cho nhà gái một số tiền để thay cho lời cảm ơn cũng như san sẻ một phần chi phí hôn sự. Cô dâu và chú rể sẽ đi mời nước họ hàng. Cũng tại đây, nhà trai sẽ công bố ngày lành tháng tốt tổ chức đám cưới.
Nhẫn trao trong lễ ăn hỏi sẽ được đeo ở ngón nào?
Có không ít các bạn trẻ giờ vẫn không biết liệu đám hỏi có cần trao nhẫn không? Và nếu trao nhẫn thì sẽ đeo ngón nào. Khác với nhẫn cưới, chiếc nhẫn này sẽ được cô dâu và chú rể đeo ở ngón giữa bàn tay phải. Các bạn nên biết trước điều này để tránh những tình huống éo le trong đời thực. Hình 4 Đám hỏi đeo nhẫn ngón nào?
Vào ngày cưới, đôi uyên ương cũng sẽ chuẩn bị sẵn một cặp nhẫn cưới. Hai người sẽ lần lượt đeo nhẫn cho nhau vào vị trí ngón áp út của bàn tay trái. Lúc này, cả hai đã chính thức trở thành vợ chồng của nhau và được hai bên gia đình công nhận.
Mong rằng những thông tin chia sẻ về chủ đề đám hỏi có cần trao nhẫn không trên đây sẽ hỗ trợ đắc lực cho các cặp đôi trong quá trình chuẩn bị lễ ăn hỏi. Bên cạnh đó, nếu bạn và “người ấy đang có nhu cầu tìm kiếm những bộ trang sức cưới ấn tượng và độc đáo, hãy truy cập vào website: jemmia
Bạn hãy xem thêm:
- Giá kim cương rời là bao nhiêu
- BST nhẫn cầu hôn kim cương cao cấp sang trọng
0 comments:
Đăng nhận xét