Một số ứng dụng của kim cương hiện nay

Trong các loại đá quý, kim cương tự nhiên được xem như nữ hoàng của vẻ đẹp tinh tế và sang trọng. Có giá trị cao nên việc mua kim cương không phải dễ dàng. Thực tế, không phải ai cũng có sự am hiểu về kim cương. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số ứng dụng của kim cương trong đời sống ở bài viết ngay sau đây.

Tìm hiểu về lịch sử của kim cương

Công dụng của kim cương đối với cuộc sống con người tính đến nay là không cần bàn cãi. Vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, những viên kim cương thô đầu tiên đã được con người phát hiện ra ở Ấn Độ. Sau đó chúng sẽ được vận chuyển trên con đường tơ lụa nổi tiếng nối liền giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Nhở sở hữu vẻ đẹp rực rỡ nên kim cương nhanh chóng trở thành loại đá quý được tôn sùng. Mãi tới tận thế kỷ thứ 19, người ta mới tìm được thêm một mỏ kim cương nhỏ tại Brazil. Tuy nhiên nó vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng cao.


Hình 1 Viên kim cương đầu tiên đã được tìm thấy ở Ấn Độ

Cho tới năm 1871 viên kim cương khổng lồ nặng tới 83,5 carat được tìm thấy tại một ngọn đồi ở Nam Phi. Từ đó, hàng ngàn người bắt đầu đổ xô đi săn lùng kim cương. Qua các cuộc dò tìm, người ta dần tìm được những mỏ kim cương lớn ở Nam Phi. Nổi tiếng nhất phải kể đến là mỏ Kimberley với chiều sâu 215 m. Nhờ những phát hiện về nguồn kim cương mới đã góp phần gia tăng trữ lượng kim cương trên toàn thế giới. Người ta cũng bắt đầu tìm ra nhiều ứng dụng của kim cương hơn trong đời sống.

Một số thuật ngữ về kim cương phổ biến

Giá trị của kim cương được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số thuật ngữ phổ biến thường sử dụng:

- Brilliance: độ sáng của kim cương.

- Carat: đơn vị đo lường trọng lượng của kim cương. Một carat tương ứng 0,2 gam.

- Color Grading: hệ thống phân loại màu dựa trên độ trong suốt đối với kim cương trắng; phổ màu và độ tinh khiết đối với kim cương màu.

- Crown: Phần trên của mặt cắt kim cương.

- Culet: Mặt sau của kim cương.

- Diamond Cutting: Phương pháp cắt mài kim cương.

- Facet: Những mặt cắt, bề mặt đã được đánh bóng.

Ứng dụng của kim cương trong đời sống

Chế tác đồ trang sức

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 20% - 30 % trữ lượng kim cương khai thác được dùng trong công nghiệp chế tác đồ trang sức. Các món trang sức như: bông tai, nhẫn, dây chuyền,… được rất nhiều người ưa chuộng. Song, giá trị của chúng không hề rẻ. Trang sức làm từ kim cương tự nhiên có thể lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi món. Thậm chí có thể cao hơn phụ thuộc vào trọng lượng, màu sắc,… của kim cương.


Hình 2 Ứng dụng của kim cương trong chế tác đồ trang sức

Nguyên liệu tạo ra các linh kiện điện tử

Kim cương khi kết hợp cùng các hợp chất như: boron và photpho có thể trở thành một chất bán dẫn. Ngoài ra, nhờ khả năng chịu nhiệt cao và bền đối với các hóa chất nên nó được ứng dụng trong việc chế tạo các linh kiện điện tử, máy móc.

Kim cương cắt kính

Kim cương có độ cứng cao và các góc màu sắc mạnh. Nhờ những đặc tính này, kim cương được ứng dụng trong việc cắt mài, đánh bóng các vật liệu khác. Một số các sản phẩm ứng dụng của kim cương có thể kể đến như: dao cắt kính, đá mài, bột kim cương dùng để đánh bóng,…


Hình 3 Kim cương dùng để làm gì

Kim cương được sử dụng làm mũi khoan

Kim cương là một trong những vật liệu có độ cứng cao nhất. Chính vì vậy, người ta còn sử dụng nó làm đầu mũi khoan trong công nghiệp. Một số mũi khoan tại các giàn khoan dầu hiện nay được làm từ kim cương. Đa số chúng là kim cương nhân tạo.


Hình 4 Mũi khoan kim cương là gìTrên đây là một số ứng dụng của kim cương trong cuộc sống hàng ngày. 

Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị về kim cương nhé. Chúc bạn ngày mới tốt lành.

Bạn hãy xem thêm:

0 comments: