Kim cương được tạo ra như thế nào trong tự nhiên?

Kim cương là một trong những khoáng vật thuộc hàng cứng nhất có trong tự nhiên. Với khả năng khúc xạ ánh sáng tốt và vẻ đẹp rực rỡ như ánh mặt trời, kim cương tự nhiên được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực chế tác trang sức. Ngoài ra nó còn được ứng dụng trong các ngành kỹ thuật quang học và chế tạo vi mạch bán dẫn. Hãy cùng tìm hiểu kim cương được tạo ra như thế nào trong bài viết sau đây nhé.

Kim cương được tạo ra như thế nào?

Các nhà khoa học đã tìm ra được những bằng chứng về việc kim cương đã được hình thành từ rất lâu, cách đây từ 1 tỷ đến 3,5 tỷ năm. Vậy kim cương được tạo ra như thế nào? Quá trình hình thành kim cương diễn ra trong điều kiện môi trường đặc biệt. Nó được tạo nên từ các nguyên từ cacbon trong tự nhiên. Sự kết tinh này chỉ xảy ra khi áp lực lớn hơn 5 gigapascal và nhiệt độ cao từ 1300 độ C.


 Hình 1 Kim cương được hình thành trong điều kiện áp suất và nhiệt độ cao

Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu với những mẫu kim cương lấy từ nhiều địa điểm khác nhau như: Australia, Nam Phi, Botswana,… Kết quả thu về cho thấy các mẫu trên đều có cùng cấu tạo và thành phần hóa học. Sở dĩ như vậy là do chúng đều được hình thành từ cacbon ở trong lòng trái đất. Dưới tác động của sự hút chìm chúng sẽ được đưa tới sâu bên trong lớp vỏ trái đất. Khi gặp điều kiện thích hợp sẽ tạo ra kim cương.

Những khu vực thường xuất hiện mỏ kim cương tự nhiên

Ở các khu vực phát hiện kim cương chủ yếu là các lục địa cổ chứa các tầng quặng có nguồn gốc từ núi lửa. Những viên kim cương thô ẩn giấu trong các lớp khoáng sẫm màu thuộc lớp vỏ Trái Đất. Chúng ở dạng tinh thể ban đầu và không bị mài mòn trong quá trình di chuyển.


Hình 2 Kim cương được tìm thấy ở các lục địa cổ có dấu vết của núi lửa

Bên cạnh đó, người ta cũng tìm thấy những mỏ kim cương lộ thiên. Dưới tác động của quá trình phong hóa phân hủy khoáng núi lửa, kim cương được tác ra ngoài. Sau đó, chúng theo dòng nước đổ ra các sông. Do kim cương có trọng lượng lớn hơn nước nên sẽ bị lắng xuống phía dưới.

Ngày nay, những mỏ kim cương được phát hiện tập trung chủ yếu tại các quốc gia như: Siberia, Nam Phi, Canada, Úc….

Kim cương đã di chuyển lên bề mặt Trái Đất ra sao?

Theo các nhà khoa học, sự hút chìm thực chất là quá trình hai hay nhiều mảng lục địa hút vào nhau. Sau đó, sẽ có những mảng chuyển động theo hướng xuống dưới và chìm sâu trong lòng đất. Kim cương đã được hình thành tại đây, chúng sẽ có thể di chuyển lên trên mặt đất thông qua quá trình vận động địa chất. Cụ thể, chúng ta vẫn hay gọi là quá trình núi lửa hoạt động.


Hình 3 Kim cương di chuyển lên trên mặt đất nhờ quá trình vận động địa chất

Là khoáng vật có độ cứng cao nên kim cương có thể di chuyển lên trên mà không bị phá hủy. Sau đó, chúng lại được tiếp tục đẩy lên cùng dung nham núi lửa. Những loại khoáng có chứa kim cương phổ biến đó là kimberlite và lamproit. Chúng có thành phần hóa học tương tự nhau. Một số nhà địa chất học đã dựa vào hai loại đá này để tìm ra vị trí các khu mỏ kim cương tự nhiên.


Hình 4 Tại những khu mỏ kim cương thường xuất hiện đá kimberlite và lamproit

Bên cạnh đó người ta cũng tìm thấy những tinh thể kim cương siêu nhỏ từ trong tâm của những thiên thạch rơi xuống Trái Đất. Thông qua đó, các nhà khoa học có thể xác định được nguồn gốc của thiên thạch. Các bằng chứng thu được cho thấy kim cương có mặt ở trên sao Thiên vương và Hải vương.

Qua bài viết trên đây, bạn sẽ biết được cách kim cương được tạo ra như thế nào trong tự nhiên. Nếu bạn đang có nhu cầu đặt làm riêng những mẫu trang sức kim cương có thiết kế độc, xin vui lòng truy cập website: jemmia. Chúc bạn ngày mới tràn đầy năng lượng và niềm vui.

0 comments: