Độ phát quang của kim cương là gì
Độ huỳnh quang của kim cương hay còn gọi là độ phát quang. Là xu hướng phát ra tia sáng khi có ánh sáng chiếu trực tiếp vào viên kim cương. Đó có thể là ánh sáng của tia cực tím hay bất kỳ điều kiện ánh sáng nào khác. Theo dõi phân tích dưới dưới đây để hiểu rõ độ phát quang của kim cương là gì?Hình 1: Độ huỳnh quang của kim cương khi tiếp xúc với nguồn sáng
Khi tiếp xúc với các nguồn ánh sáng khiến cho kim cương phát ra ánh sáng xanh. Hoặc cũng có thể là ánh sáng vàng và cam. Khi loại bỏ tia cực tím, kim cương sẽ không phát huỳnh quang. Trên thực tế, có khoảng 30% kim cương phát sáng ở một mức độ nào đó. Độ phát quang của kim cương cũng chính là tiêu chí để định giá kim cương. Kim cương huỳnh quang không màu thuộc loại D và F có mức giá thấp hơn 15%. Bởi những khiếm khuyết về độ huỳnh quang.
Kim cương có phát sáng trong bóng tối hay không?
Vào ban ngày, nếu đem kim cương ra nắng sẽ thấy kim cương phản xạ ánh sáng. Vì thế, chúng ta không thể nhìn lâu vào viên kim cương. Bởi những ánh sáng phản xạ lấp lánh như tia laser. Vậy còn ban đêm thì sao? Kim cương có phát sáng trong bóng tối không?Rõ ràng khả năng phát sáng trong bóng tối và độ phát quang của kim cương là hai vấn đề khác nhau hoàn toàn. Bản chất của kim cương là phản xạ ánh sáng theo chiều ngược lại và không hấp thụ ánh sáng. Vì thế, kim cương sẽ không có khả năng tự phát sáng trong bóng tối. Vậy thì vì sao kim cương phát ra ánh sáng?
Hình 2: Độ huỳnh quang của kim cương khi có ánh sáng phản xạ
Sở dĩ chúng ta nhìn thấy những viên kim cương sáng lấp lánh vào ban đêm. Lý do là vì đặc tính phản xạ lại ánh sáng của nó mà thôi. Còn khi không có ánh sáng. Kim cương cũng chỉ là một viên đá quý không hơn không kém. Những vật được cho là có khả năng phát sáng trong bóng tối khi vật đó có khả năng hấp thụ ánh sáng. Dù có tắt các nguồn sáng thì vật đó vẫn có khả năng tự phát quang. Không cần tới bất kỳ điều kiện nào khác.
Nhưng kim cương thì không. Nó không hấp thụ ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng. Nói một cách đơn giản độ phát quang của kim cương chỉ xảy ra khi có ánh sáng để nó phản xạ. Trường hợp ở trong bóng tối không có ánh sáng thì kim cương không phát sáng. Mà kim cương phát huỳnh quang khi được tiếp xúc với tia cực tím. Điển hình là mặt trời và đèn huỳnh quang.
Cấp độ phát quang của kim cương
Không phải tất cả kim cương đều có thể phát quang. Theo nghiên cứu. chỉ có khoảng 30% thể hiện mức độ huỳnh quang. Và tính phát quang của kim cương cũng sẽ có những mức độ khác nhau tùy theo nguyên tố có trong đó.Viện Ngọc Học Mỹ đã chia cấp độ phát quang của kim cương ra theo mức độ nặng nhẹ. Từ không có ánh sáng xanh huỳnh quang (None) đến ánh sáng huỳnh quang rất mạnh (Very Strong). 5 phân cấp đó bao gồm:
Hình 3: Các cấp độ phát sáng của kim cương
None có nghĩa là không phát quang. Lúc này, tia cực tím khi chiếu vào viên kim cương sẽ không có sự tán xạ màu sắc.
Faint được hiểu là ánh sáng xanh huỳnh quang ở mức nhạt. Lúc này, khi chiếu tia cực tím vào thì độ phát quang của kim cương có màu sắc nhạt.
Medium là ánh sáng xanh huỳnh quang ở mức trung bình. Đồng nghĩa với việc tia cực tím khi đi qua viên kim cương sẽ có sự tán xạ màu sắc ở mức vừa phải.
Strong có nghĩa là mạnh. Tia cực tím khi chiếu vào viên kim cương sẽ có sự tán xạ màu sắc rõ.
Very Strong có nghĩa là rất mạnh. Điều này nghĩa là khi tia cực tím đi qua viên kim cương sẽ có màu sắc cực đậm.
Qua bài chia sẻ của Jemmia về độ phát quang của kim cương. Chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho mình rồi phải không nào. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng kim cương không phát sáng trong bóng tối mà chỉ phản xạ khi có ánh sáng chiếu vào. Khi mua kim cương, mọi người cần dựa trên những thông tin này để có lựa chọn đúng đắn. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn những địa chỉ cửa hàng uy tín như Jemmia. Để mua hàng, vui lòng liên hệ hotline 0775 110 111 hoặc truy cập website jemmia để được hỗ trợ tốt nhất.
0 comments:
Đăng nhận xét