Phân loại các loại kim cương tự nhiên

Đánh giá về kim cương tự nhiên, chúng ta có nhiều tiêu chuẩn để phân loại. Cùng tìm hiểu những tiêu chuẩn, cách phân loại ấy, để biết rõ về kim cương hay kim cương có mấy loại. Qua đó hiểu hơn về giá trị trang sức hiện nay là như thế nào? Cũng như các loại kim cương trên thị trường hiện nay. 

Phân loại các loại kim cương theo tiêu chuẩn 4C

Các loại kim cương tự nhiên hay các loại kim cương nhân tạo đều dựa vào tiêu chuẩn 4C để phân loại. Đây là một trong những cách phân loại phổ biến hiện nay. 
4C là tiêu chuẩn phân định chất lượng của kim cương, với những tiêu chuẩn và đặc tính riêng biệt. Dựa vào 4C, mà những viên kim cương được định giá, tiêu chuẩn trở nên rõ ràng hơn. 

Cut - giác cắt

Phản ánh những đường cắt, góc cạnh của viên kim cương. Theo đó, giác cắt càng sắc sảo, tinh tế thì viên kim cương càng lấp lánh, lung linh. Viên kim cương càng nhiều giác cắt, thì càng lấp lánh bởi tối ưu được nhiều góc cạnh và chi tiết.


Carat - trọng lượng

Đây là đơn vị tiêu chuẩn, phổ biến và được dùng gần như tuyệt đối để đo lường giá trị của kim cương. Carat phổ biến và được dùng nhiều đến mức, đây là tiêu chuẩn mặc định để xác định giá trị của kim cương. Khi carat càng lớn, thì trọng lượng tương ứng cũng càng cao, do thế giá trị cũng là tăng theo tương ứng.

Clarity - độ tinh khiết

Đây là tiêu chuẩn dựa trên những khuyết tật, vết bẩn có ở bên ngoài (blemishes) và bên trong (inclusions). Chuẩn này thường chịu tác động do việc cắt gọt (ngoại lực), hay sự ổn định trong cấu tạo của nó (nội lực). Khi một viên kim cương có độ tinh khiết cao, thì độ trong của nó cũng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.

Color - màu nước

Màu nước phản ánh sự ám màu của mỗi một viên kim cương. Cụ thể, màu kim cương được chia theo nhiều cấp độ, bắt đầu với từng ký tự. Trải dài từ D (không màu – less), đến Z (vàng nhạt – light yellow). Kim cương có màu nước càng gần nước D thì càng hiếm và giá trị cao.

Phân loại các loại kim cương theo giá trị

Tùy thuộc vào nguồn gốc xuất xứ, mà giá trị của kim cương có thể tăng hơn rất nhiều. Đó chính là nền tảng, lý giải tại sao có những viên kim cương có giá đến cả triệu USD. Với những viên kim cương đặc biết chúng còn có tên và những người trong giới sưu tập kim cương phân biệt chúng qua tên các loại kim cương.
Và đây cũng là một trong những cách phân loại kim cương tự nhiên về mặt giá trị để có thể định giá phù hợp. 


Vị trí địa lý khai thác kim cương

Việc khai thác kim cương trong tự nhiên phần lớn dựa vào các mỏ khai thác. Do thế, việc tìm thấy những viên kim cương như ý phần lớn là sự ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên ở cả việc kích thước lẫn chất lượng, và rất hiếm tìm thấy một viên có kích thước lớn và giá trị cao.

Các yếu tố khác về phan loại các loại kim cương

Khi tìm thấy một viên có carat lớn, hoặc màu sắc khác thường, giá trị theo đó của viên kim cương cũng tăng lên không kém. Chính lẽ đó, mà ta có thêm một cách phân loại kim cương mới, là theo giá trị và độ hiếm có.

Một viên kim cương thông thường, thông qua những thông số bên ngoài lẫn bên trong mà có thể quy ra giá trị tương ứng. Ví dụ, một viên kim cương tự nhiên 1 carat có giá 150 triệu đồng, màu phớt vàng sẽ có giá rẻ hơn, giác cắt tròn cũng sẽ có giá rẻ hơn…

Nhưng với một viên kim cương có giác cắt đặc biệt, khối lượng lớn hay màu độc đáo. Thì giá trị của nó không chỉ được đong đếm bằng những tiêu chuẩn thông thường. Mà là dựa vào việc ai sẽ là người trả giá cao hơn, sẵn sàng sở hữu sự độc đáo của nó.



Trong lịch sử, có những viên kim cương được trả đến hàng trăm nghìn, hay cả triệu USD cho mỗi viên. Và có những viên, đi cùng năm tháng, tạo nên huyền thoại và giá trị trường tồn.

Điều này, khiến có những lựa chọn trang sức trở nên thú vị, và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Nên, dựa vào việc phân loại các loại trang sức như thế. Thì chúng ta sẽ có cho mình những gợi ý trang sức hữu hiệu, phù hợp và đem lại hiệu quả cao trong quá trình ứng dụng.

Hy vọng qua bài viết trên giúp bạn biết thêm về cách phân loại các loại kim cương tự nhiên và nhân tạo hiện nay cũng như có những lựa chọn như mong muốn. 

Bạn tìm hiểu thêm:

0 comments: