Ngoài độ cứng, vẻ đẹp rực rỡ của kim cương cũng là yếu tố giúp nó trở thành loại đá quý xa hoa nhất thế giới. Để giải thích hiện tượng kim cương sáng lấp lánh, có thể phân tích hai yếu tố chính là tự nhiên và nhân tạo. Cùng theo dõi bài viết để xem
tại sao kim cương lại sáng lấp lánh nhé!
Kim cương lấp lánh vì có những tính chất vật lý đặc biệt
Khi phân tách ánh sáng của kim cương, bạn có thể nhận ra các dãy màu rực rỡ của nó được tạo thành từ rất nhiều yếu tố. Trong đó, phải kể đến sự khúc xạ, phản xạ, tán sắc và độ trong suốt.
Phản xạ và khúc xạ ánh sáng của kim cương
Khi một tia sáng chiếu vào kim cương, nó sẽ chia ra thành hai phần:
- Một phần ánh sáng khi chạm vào sẽ lập tức phản xạ quay trở lại mắt người quan sát. Tạo ra sự phản chiếu ngoại. Hiện tượng phản xạ này cũng xảy ra ở pha lê nhưng yếu hơn. Đó là lý do tại sao kim cương và pha lê sáng lóng lánh.
- Phần ánh sáng còn lại sẽ đi sâu vào kim cương bị bẻ cong trở lại. Hiện tượng này có tên gọi là khúc xạ toàn phần.
|
Hình 1: Chỉ một tia sáng ban đầu, khi đi vào kim cương sẽ phân tán thành rất nhiều tia khác |
Về bản chất, một viên kim cương là tập hợp của vô số những lăng kính nhỏ bé, phức tạp. Do đó, ánh sáng sau khi xuyên qua nó sẽ bị phân tán theo các hướng khác nhau. Điều này là khả năng tán sắc mạnh mẽ, tạo ra hiệu ứng cầu vồng rực rỡ.
Ngoài ra, sự khúc xạ cũng tạo cho viên kim cương những vùng sáng tối khác nhau. Sự đối lập này có tác dụng làm sự lấp lánh của kim cương thêm nổi bật. Giống như một ngọn nến đặt trong bóng tối sẽ tỏa sáng hơn.
Độ tinh khiết của kim cương
Độ tinh khiết của viên kim cương cũng ảnh hưởng đến độ sáng rát nhiều. Nếu kim cương có tì vết trên bề mặt, lượng ánh sáng nó hấp thụ sẽ bị hạn chế. Còn nếu kim cương có nhiều tạp chất, chúng sẽ ngăn cản ánh sáng bên trong di chuyển tự do.
|
Hình 2: Độ tinh khiết của kim cương |
Chính vì lẽ đó mà những viên kim cương tinh khiết luôn được đánh giá cao hơn. Càng ít khuyết điểm, các tia sáng sẽ không bị ngăn cản. Kim cương sẽ càng sống động, rực rỡ và đáng giá.
Giải thích hiện tượng kim cương sáng lấp lánh: yếu tố nhân tạo
Kim cương thô dù sở hữu đầy đủ tính chất vật lý tốt nhưng nó không hề lấp lánh. Để tạo ra các tia lửa, kim cương cần trải qua quá trình mài giũa của bàn tay con người.
Giác cắt
Hiện nay, nhờ kỹ thuật cải tiến mà kim cương có thể được cắt thành nhiều hình dạng khác nhau. Phổ biến là các giác cắt tròn, vuông, giọt nước… Các giác cắt của chúng đều được thiết kế để mang lại hiệu suất ánh sáng tối đa.
|
Hình 3: Một số giác cắt kim cương |
Nếu viên kim cương được cắt quá sâu, ánh sáng sẽ xuyên qua và không khúc xạ trở lại. Còn nếu kim cương được cắt quá cạn, tia sáng sẽ khúc xạ sẽ không thể lọt ra bên ngoài.
|
Hình 4: Tiêu chuẩn phân loại độ hoàn thiện của giác cắt |
Một yếu tố khác phải bàn đến chính là độ đối xứng. Để có ánh sáng tối ưu, tất các các mặt, các góc và cạnh của kim cương phải đồng đều nhau. Nếu không, góc khúc xạ sẽ bị lệch làm giảm hiệu ứng lấp lánh.
Kỹ thuật đánh bóng cũng là lý do tại sao kim cương lại sáng lấp lánh
Sau khi được cắt gọn và tạo hình, kim cương sẽ được đánh bóng cẩn thận. Đây là quá trình cần sự kiên nhẫn, tỉ mỉ để loại bỏ tất cả những khuyết điểm còn sót lại. Giúp vẻ đẹp của kim cương được hoàn thiện, tỏa sáng lâu dài.
|
Hình 5: Kỹ thuật đánh bóng giúp gia tăng độ sáng cho kim cương |
Sau khi giải thích
hiện tượng kim cương sáng lấp lánh, có thể thấy không dễ để có được một viên đá hoàn hảo. Và đó cũng chính là lý do kim cương luôn được yêu thích dù có giá đắt đỏ.
Bạn hãy xem thêm:
0 comments:
Đăng nhận xét