Blemish trong kim cương là gì? Một trong những vấn đề mà ít người quan tâm tới, thế nhưng chúng lại ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và giá trị của một viên kim cương. Những viên đá quý càng đắt thì Blemish lại càng ít.
CLARITY - Độ tinh khiết
Độ tinh khiết là một trong bốn yếu tố đánh giá chất lượng của một viên kim cương. Ngoài ra, chúng cũng chính yếu tố quan trọng để định giá viên kim cương.
Theo định nghĩa, độ tinh khiết được xác định dựa trên sự đo lường tạp chất không đồng nhất trong một viên kim cương. Nói cách khác, viên kim cương càng trong sẽ càng “sạch” chúng rất hiếm và thường có giá trị cao.
Hình 1: Bài viết này sẽ giúp bạn biết được Blemish trong kim cương là gì?
Có 2 yếu ảnh hưởng đến độ trong của kim cương:
- Inclusion: Những tạp chất tự nhiên có bên trong viên kim cương. Chúng xuất hiện trong quá trình hình thành kim cương dưới lòng đất.
- Blemish: Những lỗi trên bề mặt của một viên kim cương
Những khuyết điểm này chỉ được nhìn thấy khi dùng kính lúp có độ phóng đại gấp 10 lần. Nhưng có đôi khi một viên kim cương có nhiều tạp chất sẽ trông xỉn màu thì có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Nếu kim cương có cấu trúc nguyên tử không đều, thì có thể là do một đặc tính rõ ràng được gọi là tạo hạt. Chúng trông giống như các đường hoặc vết mờ mà bạn hay thế trên kim cương.
Hình 2: Blemish trong kim cương là gì? là yếu tố ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ của kim cương
Tìm hiểu về Blemish trong kim cương là gì?
Với những chia sẻ ở trên, thì chúng ta có thể thấy rằng Blemish là một trong 2 yếu tố ảnh hưởng đến độ tinh khiết và giá trị của một viên kim cương. Blemish trong kim cương được xem như một vết mờ, thể hiện ở bên ngoài, hay còn gọi là những nhược điểm, giới hạn trên bề mặt kim cương.
Blemish là kết quả trong quá trình hình thành của một viên kim cương. Chúng có thể được hình thành trong tự nhiên, hoặc do lỗi trong quá trình chế tác, hay hao mòn qua quá trình sử dụng. Ngoài ra, bảo quản kim cương không đúng cũng là tác nhân gây ra hiện tượng trên.
Hình 3: Blemish trong kim cương là gì, mà chúng lại ảnh hưởng đến viên kim cương
Nếu trong tự nhiên thì những tạp chất trong quá trình hình thành của kim cương dưới áp suất lớn, sẽ khiến những tinh thể nhỏ bị mắc kẹt bên trong. Đây được xem nhưng một hiện tượng phổ biến.
Các loại nhược điểm của kim cương
Hình 4: Những nhược điểm của Blemish trong kim cương
Độ mài mòn: Một số các rãnh nhỏ dọc theo các điểm tiếp giáp với một viên kim cương. Nó làm cho các cạnh có màu trắng hoặc mờ. Sự mài mòn thường xảy ra do trong quá trình xử lý và cất giữ đồ trang sức không cẩn thận, các viên kim cương bị cọ xát vào nhau.
Mặt bổ sung: Các mặt phụ là những mặt bổ sung được đặt trên một viên kim cương mà không quan tâm đến tính đối xứng. Những khía cạnh này là bổ sung cho những khía cạnh cần thiết để đáp ứng các nhu cầu là kiểu cắt. Chúng thường được sử dụng để đánh bóng những khuyết điểm nhỏ như bể tự nhiên hoặc vết hằn. Trên thực tế, những viên kim cương có độ trong cao thường có nhiều mặt phụ, điều này giúp đánh bóng được các tạp chất và che đi nhược điểm và đạt được độ trong hoàn hảo. Ngoài ra, các mặt phụ cũng không ảnh hưởng nhiều đến độ bền viên kim cương.
Da thằn lằn: Vùng gợn sóng hoặc gập ghềnh trên bề mặt của một viên kim cương đánh bóng.
Naturals: Đây là nhược điểm một phần bể mặt ban đầu của viên kim cương thô còn lại trên viên đá sau khi được cắt mài. Thường chúng sẽ xuất hiện trên bề mặt hoặc gần vỏ bọc. Kết cấu này có thể nhìn thấy trên tự nhiên khi quan sát bằng kính hiển vi. Những vết tự nhiên không phải là mối nguy hiểm đối với kim cương của bạn. Vì chúng là kết quả quá trình hình thành và không phải là kết quả của chấn thương hay gãy.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn tìm hiểu được blemish trong kim cương là gì. Những nhược điểm kim cương cũng như một kết quả minh chứng cho quá trình hình thành gian khổ của kim cưới dưới áp suất lớn.
Bạn hãy xem thêm:
- Những mẫu nhẫn nam doanh nhân tinh tế và lịch lãm
- Bộ sưu tập Nhẫn cưới kim cương sang trọng và cao cấp
0 comments:
Đăng nhận xét