Vấn nạn kim cương máu ở Châu Phi

Kim cương máu ở châu Phi là một vấn nạn đã được lên án từ rất lâu. Nhiều hơn vẻ đẹp hoàn mỹ và tính yêu vĩnh hằng là được khai thác trên máu, nước mắt, sự chết chóc tại những thể giới thứ 3.

Kim cương máu ở châu Phi thúc đẩy nội chiến

Đối với nhiều người kim cương là biểu tượng của vẻ đẹp vĩnh cửu, mang đến sự sang trọng là quyền lực. Tuy nhiên, ở nơi có trữ lượng kim cương lớn nhất thế giới như châu Phi lại xem loại đá quý này như một lời nguyền rủa thay vì phước lành.

Vì ở Châu phi, kim cương khai thác bất hợp pháp tại các khu vực chiến tranh do phiến quân kiểm soát không được chính phủ bảo hộ được gọi là kim cương máu. Chứng chỉ được buôn bán trên thị trường chợ đen. Tiền thu được từ hoạt động này sẽ tài trợ cho các chiến binh nổi loạn và vũ khí cho chiến tranh. 


Hình 1: Kim cương máu thúc đẩy nội chiến tại châu Phi

Hầu hết những lý do nội chiến và nổi loạn phản đối các chính phủ là do mong muốn được kiểm soát ngành công nghiệp khai thác kim cương máu béo bở tại châu Phi. Bao gồm khu vực như Sierra Leone nơi cuộc xung đột kết thúc năm 2002 và Angola, Liberia, Bờ biển Ngà và Cộng hòa Dân chủ Congo ( DRC).

Vào năm 1990, kim cương máu ở châu Phi đã chiếm 4% thị trường kim cương thế giới. Tuy nhiên ít người tiêu dùng biết rằng thứ kim cương họ mua đang tài trợ cho gì.

Bạo lực do viên kim cương máu ở châu Phi

Tiêu biểu là ở Sierra Leone một nhóm người được gọi RUF (Revolutionary United Front) kiểm soát được các mỏ khai thác kim cương. Nhóm người này sẽ truy lùng và bắt giữ những người đàn ông mạnh khỏe có sức lực để khai thác kim cương máu ở châu Phi.

Trong quá trình làm việc nếu cố gắng đánh cắp thì ngay lập tức sẽ bị sát hại dã man. Đôi lúc chúng cắt đứt từng cơ thể con người chỉ để phục vụ cho việc mua vui tâm trí.


Hình 2: Kim cương máu đã khiến đứa trẻ mất đi mẹ, một bàn tay mất đi ngón và những ngôi làng bị tàn phá

Vì những hành động này, RUF từ hàng ngàn người ủng hộ nhưng bây giờ giảm xuống còn hàng trăm. Đó cũng chính là lý do tại sao chúng đột nhập các ngôi làng khác, bắt cóc trẻ em biến chúng thành những người lính.

Sau đó, nhóm người này chuyển sang ngôi làng tiếp theo. Và cứ thể chứng khủng bố toàn bộ đất nước Sierra Leone. Đến mức nhiều người đã trốn chạy khỏi đất nước vì quá sợ hãi. Theo nguồn FPS online News Hour, khoảng 20.000 người vô tội bị cắt xén cơ thể, 75.000 người đã thiệt mạng và 2 triệu người trốn khỏi Sierra Leone hoàn toàn

Thiên nhiên và môi trường

Không chỉ con người mà môi trường bị ảnh hưởng mạnh mẽ của việc khai thác kim cương. Ở Angola, kim cương thường được tìm thấy ở dưới các con sông. Nên bắt buộc họ phải tạo đập để ngăn nước chảy về các bãi khai thác. Cách làm vô kế hoạch, không có tổ chức là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xói mòn đất. 


Hình 3: Ngoài con người, môi trường tại quốc gia này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng

Ngoài ra, việc phá rừng để xây đập hỗ trợ hoạt động khai thác kim cương máu ở châu Phi cũng khiến hệ sinh thái hủy nặng nề.

Ở phía đông Sierra Leone, những người khai thác đã bỏ lại hàng ngàn hố khai thác, Đu cùng với đó là sự biến mất của các hoạt động hoang dã và bề mặt bị xói mòn nghiêm trọng, Không ai có thể canh tác, trồng trọt hay làm bất cứ thứ gì trên đó được nữa.

Sự thất vọng về ngành công nghiệp kim cương

Trước những thất vọng về ngành công nghiệp kim cương máu ở châu Phi. Các nhà khoa học trên thế giới đã cố gắng hơn 50 năm để tạo ra kim cương thật trong môi trường phòng thí nghiệm. Với hy vọng chấm dứt được các vấn nạn và cung cấp đủ nhu cầu về kim cương tự nhiên.

 
Hình 4: Sự thất vọng về ngành công nghiệp kim cương đã thúc đẩy kim cương nhân tạo ra đời

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp người quan tâm tới đá quý hình dung được những tội ác mà kim cương máu ở châu Phi mang tới. Và trang bị đủ kiến thức để bài trừ các hành động vô nhân đạo trên.

Bạn hãy xem thêm: 

0 comments: