Kim cương máu là gì?

Đối với toàn nhân loại, viên kim cương như một biểu tượng sự giàu có và quyền lực. Với cặp đôi thì chúng lại thể hiện cho sự gắn kết, lời nguyện ước cùng nhau đến trọn đời. Thế nhưng, tại những quốc gia châu Phi loại đá này lại được xem như một lời nguyền rủa thay vì phước lành. Khi trải qua 2 thập kỉ ngắn ngủi 3,7 sinh mạng đã hy sinh do các cuộc nội chiến. Những thảm kịch suy cho cùng là do những viên kim cương máu lấp lánh và xa xỉ.

Kim cương máu là gì?

Năm 1998, Global Witness (NGO) - tổ chức phi chính phủ chống bóc lột tài nguyên, tham nhũng, vi phạm nhân quyền quốc tế đã công bố một báo cáo mang tên cuộc mua bán tàn khốc (A Rough Trade).

Văn bản này nhằm chỉ ra vai trò của kim cương trong việc tài trợ các cuộc nội chiến Angola. Đây là thời điểm xuất hiện các khái niệm như: kim cương máu, kim cương nóng, kim cương màu đỏ…..



Hình 1: kim cương máu nghĩa là gì? Vấn nạn này cần được lên án và bại trừ

Sau đó, Liên Hiệp Quốc đã định nghĩa kim cương máu là những loại đá quý được sản xuất tại các khu vực do phiến quân kiểm soát không được chính phủ bảo hộ.

Tiền thu được từ việc bán những viên đá bất hợp pháp này sẽ dùng vào việc mua bán vũ khí và tài trợ cho các hoạt động quân sự phi pháp.

Chính vì những điều trên đã dẫn đến sự bóc lột, cái chết của người dân vô tội Châu Phi
Tội ác đằng sau vẻ đẹp hoàn mỹ.

Đằng sau vẻ đẹp hào nhoáng, lấp lánh và xa xỉ thì những viên kim cương máu luôn mang trong những tội ác cần được lên án mạnh mẽ và bại trừ.

Trong những thập niên qua, tiền thu được từ buôn bán bất hợp pháp kim cương đã tài trợ cho các cuộc nội chiến và xung đột tại quốc gia châu Phi xảy ra. Họ dùng tiền để duy trì quân đội, chế độ chính trị hay các mối quan hệ chiến lược.



Hinh2: Kim cương nóng được sản xuất từ khu vực do phiến quân kiểm soát

Các cuộc phản động đã khiến các đất nước này không nhận được bất kỳ nguồn tài trợ bên ngoài nào do các lệnh trừng phạt quốc tế. Thậm chí họ bị cấm hoạt động buôn bán với quốc gia khác.

Ở các vùng đất mà phiến quân chiếm đóng, hàng nghìn người dân thường đều bị biến thành nô lệ khai thác "kim cương máu". Sự sống hàng triệu người bị đe dọa, họ bị đánh đập và hãm hiếp mỗi ngày.

Những con số về lời nguyền “kim cương máu”

Cuộc chiến ở Angola: 1961 – 2002

Kim cương máu đã tài trợ cho các cuộc nội chiến xảy ra. Năm 1961-2002, cuộc nội chiến Angola đã khiến ít nhất 500.000 nghìn người mất mạng. Song song đó là hàng ngàn người khác bị thương tật do bom đạn.

Chịu trách nhiệm chính cho cuộc nội chiến Angola là đạo quân nổi loạn UNITA Liên minh quốc gia vì sự độc lập toàn vẹn của Angola). Tổ chức này kiểm soát khoản 70% lượng kim cương đến từ quốc gia này. 



Hình 3: Cuộc chiến ở Angola đã khiến 500.000 nghìn người mất mạng

Cộng hòa Congo (DRC): 1998 – 2003

Năm 1998-2003, Cộng hòa Congo (DRC) là cuộc nội chiến vũ trang lớn nhất trong lịch sử Châu Phi. Với sự tham gia của 9 nước và 20 nhóm vũ trang. Nó đã gây ra cái chết cho 3,8 triệu người, đồng thời đẩy hàng triệu người khác bị đuổi ra khỏi nhà trở thành dân tị nạn. Các tổ chức này cạnh tranh quyển kiểm soát những khu vực giàu kim cương tại phía đông bắc đất nước.


Hình 4: Cộng hòa Congo (DRC) là cuộc nội chiến vũ trang lớn nhất trong lịch sử Châu Phi

Cuộc nội chiến Sierra Leone

Ngày 23 tháng 3 năm 1991, cuộc nội chiến Sierra Leone đã diễn ra suốt 11 năm ở Sierra. Nguyên nhân là do RUF (Mặt trận thống nhất cách mạng) được sử hỗ trợ của NPFL ( Mặt trận yêu nước quốc gia Liberia ) muốn lật đổ chính quyền Joseph Momoh. Trong khoản thời gian 11 năm này, đã khiến cho 50.000 người chết, một số bị cắt tay, hãm hiếp, tra tấn và bắt cóc dã man.

Khi năm được quyền kiểm soát Sierra Leone, một lượng lớn kim cương phù sa đã được khai thác. Trung bình, mỗi năm tổ chức này thu được 125 triệu đô nhờ kim cương máu.


Hình 5: Cuộc nội chiến Sierra Leone đã diễn ra suốt 11 năm ở Sierra

Kim cương máu Liberia

Liberia là quốc gia láng giềng của Sierra Leone. Để ủng hộ cho các cuộc nội chiến của Sierra, quốc gia này đã giao dịch với phiến quân RUF. Với mục đích một bên cung cấp tiền và vũ khí, bên còn lại sẽ thanh toán bằng kim cương máu,

Ước tính đã có khoảng 300.000 Carat kim cương được khai thác và trao đổi. Mang lại khoảng 25 triệu đô la phục vụ cho chiến tranh.


Hình 6: Khoảng 300.000 Carat kim cương đã phục vụ cho nội chiến của Sierra

Như vậy chỉ trai qua hai thập kỷ, 7 quốc gia châu phi đã khiến 3,7 triệu sinh mệnh kết thúc do các cuộc chiến, xung đột tàn khốc. Ngoài ra, hàng triệu sinh mạng khác đang chịu ảnh hưởng nặng nề cho đến ngày nay.

Mong rằng khi nhìn đến những tội ác trên, hy vọng bạn sẽ không chọn mua những viên kim cương máu. Những con số chứng minh sự tàn ác phi nhân tính trong các cuộc tàn sát, đánh bom…

Bạn hãy xem thêm: 

0 comments: